Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Giáo sư Xoay viết Táo cười đón Xuân


Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ Trương Nhuận chia sẻ về chương trình hài Tết Táo cười đón Xuân do giáo sư Cù Trọng Xoay viết kịch bản. Nghệ sĩ cũng chia sẻ về  “Chuyến Đi để Học” tại Nhật Bản vừa qua.


Xin chào nghệ sĩ Trương Nhuận-Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ. Thưa ông, Tết Giáp Ngọ 2014 Nhà hát Tuổi trẻ có chương trình gì đặc sắc để phục vụ khán giả thủ đô không ạ?


Tôi cũng xin giới thiệu một chương trình nghệ thuật đặc sắc của Nhà hát Tuổi Trẻ  với chủ đề Táo cười đón Xuân. Chương trình này sẽ hội tụ đông đủ tất cả các nghệ sĩ tên tuổi của Nhà hát Tuổi trẻ, với chùm tiểu phẩm hài đặc sắc do giáo sư Cù Trọng Xoay viết kịch bản và được NSUT Chí Trung dàn dựng, ngoài ra còn có các tiết mục văn nghệ đặc sắc mang đậm dấu ấn của mùa xuân và hạnh phúc tình yêu dành cho tất cả mọi người, chương trình được bắt đầu vào ngày 8 Tết tại Nhà Hát Tuổi Trẻ số 11 Ngô Thì Nhậm. Chúng tôi rất hân hoan chào đón quý khán giả yêu mến đến với Nhà Hát để cùng thưởng thức những điều tuyệt vời nhất, đó cũng là món quà tinh thần ý nghĩa để khởi đầu một năm hứa hẹn nhiều niềm vui và sự may mắn, xin cảm ơn!


Giáo sư Xoay viết Táo cười đón Xuân - 1Giáo sư Xoay viết Táo cười đón Xuân - 2


“Giáo sÆ° Xoay” Đinh Tiến DÅ©ng bắt tay cùng NSƯT Chí Trung


Được biết vừa qua đoàn nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi trẻ do ông dẫn đầu đã có chuyến tham quan 15 ngày ở xứ sở Phù Tang, xin ông có thể chia sẻ rõ hơn về mục đích ý nghĩa của chuyến công tác này?


Vâng! Trước hết tôi phải khẳng định rằng đây là một chuyến Đi để Học. Quả là một chuyến đi tuyệt vời đối với anh chị em cán bộ nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi trẻ. Hành trình lần này của chúng tôi đi qua 11 thành phố lớn của Nhật Bản, có thể coi đây là chuyến “du hành” về văn hóa đặc biệt từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Tất cả an hem trong đoàn có một cuộc trải nghiệm đa dạng từ sân khấu đến các di sản văn hóa nổi tiếng của Nhật Bản và đặc biệt là được tiếp xúc và có những cảm nhận tốt đẹp về con người Nhật Bản, thật nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp.


Chúng tôi được đến thăm tất cả những trung tâm sân khấu biểu diễn hàng đầu của Nhật Bản từ Nhà hát Quốc gia Mới, Nhà hát SHIKI, Nhà hát Sai-no-kuni Saitama, Nhà hát Ryuzanji, Nhà hát Marebito…đặc biệt chúng tôi rất hân hạnh vì có người đồng hành là một trong những chuyên gia về văn hóa có uy tín và năng lực của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (The Japan Foudation) đó là ông Takesi Ito.


Ông có khẳng định rằng đây là một chuyến Đi để Học, vậy thì thực tế đoàn đã gặp gỡ, tiếp xúc và học hỏi  được những gì tại Nhật Bản?


Trong ha ngày đầu tới Nhật Bản cả đoàn đã may mắn được gặp gỡ, tìm hiểu và trao đổi thông tin với hai giáo sư đầu ngành về sân khấu của Nhật Bản là vị Giáo sư Tamotsu Wanatabe và Giáo sư Mitsuhiro Yoshimoto.


Nếu như Giáo sư Tamotsu Wanatabe cung cấp cho đoàn những thông tin về sân khấu kịch dân tộc cổ truyền của Nhật Bản như: Kịch Nô, kịch Kabuki…cũng như những đặc tính của sân khấu cổ truyền Nhật Bản về lịch sử phát triển và tình hoạt động hiện nay của loại hình này ở Nhật Bản. Thì Giáo sư Mitsuhiro Yoshimoto lại là “kho tàng sống” về tất cả các Nhà hát hiện tại, chính ông đã chia sẻ cho đoàn về những chính sách văn hóa, xu hướng phát triển sân khấu Nhật Bản (đã được dịch thành Tiếng Việt) để các nghệ sĩ Việt Nam hiểu rõ hơn.


Rồi tiếp theo chúng tôi được khảo sát toàn bọ những trung tâm nghệ thuật biểu diễn và các nhà hát  phục vụ cho hoạt động biểu diễn hàng đầu của Nhật Bản.


Vậy điều gì ở các sân khấu kịch và các Nhà hát Nhật Bản gây ấn tượng mạnh với đoàn?


Phải thú thực rằng chúng tôi hoàn toàn bị “ choáng ngợp” về cơ sở hạ tầng về sự hoàn hảo tuyệt vời của hệ thống âm thanh, ánh sáng ở tất cả các Nhà hát mà chúng tôi đến.


Điển hình như Nhà hát Sai-no-kuni Saitama nằm trong top 5 nhà hát hàng đầu thế giới về trang thiết bị kỹ thuật phục vụ biểu diễn. Còn Nhà hát Quốc gia Mới thì thực sự khiến chúng tôi kinh ngạc, bởi nơi đây sở hữu một phòng hòa nhạc lớn cho Opera & Ballet có khoảng 1200 chỗ ngồi với toàn bộ nội thất vách gỗ, ghế gỗ đều làm bằng gỗ sồi  đỏ tự nhiên và ấm cúng.


Ngoài ra còn có một sân khấu lớn có thể di chuyển, thay đổi đượccả không gian biểu diễn lẫn chỗ ghế ngồi của khán giả, để thích hợp với các buổi biểu diễn khác nhau. Hệ thống âm thanh thì vô cùng hoàn hảo, ở bất cứ ghế ngồi nào ở góc nào của rạp hát cũng đều nghe được âm thanh vang lên từ dàn nhạc, không có khái niệm chỗ xa hay chỗ gần và như vậy tất cả khán giả đều có cảm giác thoải mái, thú vị khi bước chân vào rạp để thưởng thức nghệ thuật.


(Cười) Quả nhiên khi nghe các bạn giới thiệu về giá trị đầu tư của các nhà hát này đều có giá khủng từ 2.400 đến 3.200 tỷ đồng (tức là 120 triệu đến 160 triệu USD), vì thế mỗi rạp đều có từ 1200 đến 2000 cái đèn để phục vụ cho việc thay cảnh, đổi sáng tạo không gian nghệ thuật rất nhanh và phần lớn đều sử dụng công nghệ hiện đại về kỹ thuật số để điều khiển. Vậy thì làm sao mà không ấn tượng phải không bạn?


Ở nước Nhật họ có khái niệm Nhà hát và đoàn nghệ thuật giống như ở Việt Nam không ạ?


Không đâu bạn ạ, đó là hai khái niệm hoàn toàn độc lập. Nhà Hát là chỉ những rạp hát phục vụ cho biểu diễn. Trong số các Nhà hát của Nhật bản chúng tôi đến thực tế vừa qua chỉ có hai nhà hát là Nhà Hát Quốc gia Mới có đoàn ballet của Nhà hát. Và Nhà hát Shizuoka có đoàn kịch của riêng mình là đoàn SPAC.


Còn lại thì tất cả các đoàn nghệ thuật hoạt động độc lập với Nhà Hát. Bản thân các Nhà hát căn cứ vào sự nổi tiếng, ăn khách của các đoàn, vở diễn của các đoàn để mời các đoàn đến biểu diễn. Họ thể hiện sự chuyên môn hóa rất cao đó là: Về tác phẩm nghệ thuật là do các đoàn nghệ thuật và các nghệ sĩ quyết định còn nhà hát chỉ phục vụ tối đa về trang thiết bị nghệ thuật âm thanh, ánh sáng cho biểu diễn.


Theo ông, việc tách ra độc lập như vậy thì phát huy được những lợi thế gì? Và ông có thể liên hệ trực tiếp tới tình hình này ở Việt Nam?


Tôi nghĩ rằng, chính nhờ sự tách bạch rõ ràng như thế khiến các Nhà hát ở Nhật Bản được đầu tư theo đúng hướng và khai thác hoạt động đa năng để phục vụ cho các loại hình nghệ thuật từ truyền thống tới đương đại. Vì thế mà nước họ đạt công suất sử dụng tới 80-90%/năm. Đây chính là điều chúng ta rất cần học hỏi, bởi hiện nay hệ thống Nhà hát của chúng ta khá manh mún, Nhà hát nào là của đoàn đó, dẫn tới tình trạng thiếu nhà hát nhưng không sử dụng hết. Chắc chắn nhiều rạp hát của nhiều nhà hát ở Hà Nội hiện không sử dụng hết công năng của mình, đoàn không biểu diễn là không sáng đèn.


Nhưng điều rất kỳ lạ là mặc dù ở Nhật Bản đa năng là thế nhưng  họ lại bảo tồn sân khấu truyền thống   một cách rất hiệu quả ở các trung tâm nghệ thuật. Trong những trung tâm biểu diễn hiện đại cho sân khấu kịch opera, ballet vẫn song song có một không gian riêng biệt dành cho các ddaonf nghệ thuật cổ truyền như kịch Nô, kịch Kabui, rối bóng…với cấu trúc hoàn toàn mang màu sắc dân tộc đó là điều đặc biệt ý nghĩa.


Giáo sư Xoay viết Táo cười đón Xuân - 3


Chương trình Tết Táo cười đón Xuân tại Nhà hát tuổi trẻ


Nếu như vậy thì chắc hẳn hoạt động của các sân khấu kịch và các Nhà hát Nhật Bản rất rầm rộ và đa dạng phong phú về đề tài để công chúng tha hồ có sự lựa chọn phải không ạ?


Đúng như vậy, đa dạng về đề tài, hấp dẫn về kịch mục là điều mà ở Nhật Bản chúng tôi cảm nhận thấy rõ nét. Sân khấu cổ truyền của Nhật Bản vẫn có sức sống mạnh mẽ, một vở diễn của nhà hát Kabuki-za có thời gian 4,5 tiếng đồng hồ, khán giả phải ăn cơm hộp giữa giờ để xem hết vở diễn, mức vé dao động từ 11.000 yên đến 18.000 Yên (khoảng từ 2 đến 3,6 triệu VN đồng), nhưng không hề dễ mua vé, phải đặt trước hàng tháng. Chúng tôi đi có 25 người mà liên hệ đặt vé từ trước, vậy mà  phải chia làm 3 cụm khác nhau đấy. Người Nhật đi xem kịch truyền thống đông lắm chứ không chỉ có khách quốc tế đi xem bởi sự tò mò đâu, thế mới biết dân họ rất trân trọng văn hóa cổ truyền.


Cũng trong hành trình này chúng tôi được xem chương trình “Song and dance” ở nhà hát Bốn mùa ShiKi. Ở nhà hát đông khách và hiệu quả bậc nhất của thủ đô Tokyo này chính là việc họ mua bản quyền những vở nhạc kịch ở sân khấu Brodway của Mỹ rồi chuyển thể ca khúc sang tiếng Nhật rồi dàn dựng theo phong cách Nhật Bản, sử dụng vũ đạo Nhật Bản, buổi biểu diễn nào cũng hết vé.


Hoặc như nhà hát Sai-no-kuni-Saitama có đoàn nghệ thuật dàn dựng các vở diễn của Sexpia 15 năm nay. Họ đã dựng được 27 trong số 36 vở kịch của Sexpia và trong 5 năm tới họ sẽ dựng nốt 9 vở còn lại để họ trở thành nahf hát duy nhất của Nhật Bản dựng trọn vẹn 36 vở kịch của Sexpia.


Cũng có những Nhà hát chỉ chuyên dựng kịch của nhà viết kịch nổi tiếng Henrick Ibsen hay trung thành với phong cách tự sự giãn cách của nhà viết kịch Bertlot Brecht.Từ đó chúng tôi học đượcmột bài học quý về việc tìm phong cách định dạng cho một Nhà hát ở việc lựa chọn kịch mục.


Được biết Nhà hát Tuổi trẻ đã được các chuyên gia sân khấu Nhật Bản và Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (The Japan Foudation) lựa chọn là đối tác dự án để hỗ trợ nâng cao và đào tạo kỹ năng trong hoạt động quản lý biểu diễn nghệ thuật tại Nhật Bản-một  dự án lần đầu tiên  họ thực hiện tại khu vực Đông Nam Á? Dự án hàng nghìn tỷ đồng cho Nhà hát sẽ được thực hiện trong thời gian nào thưa ông?


Vâng, đây có thể coi là một niềm hãnh diện, tự hào và là điều vinh dự cho tập thể anh chị em cán bộ nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi trẻ. Dự án này đã manh nha cách đây khoảng hơn một năm rồi. Các chuyên gia Nhật bản đã khảo sát thực tế tại Việt Nam và trong đó có Nhà hát Tuổi trẻ. Sau khi tìm hiểu, tiếp xúc và hiểu rõ năng lực hoạt động của Nhà hát tuổi trẻ thì chúng tôi đã được phía bạn chọn là đối tác để thực hiện dự án lần đầu tiên Nhật Bản thực hiện tại Đông Nam Á.


Sau đây Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản sẽ tiếp tục hộ trợ đào tạo nhân lực cho Nhà Hát Tuổi Trẻ cũng như tài trợ trang thiết bị kỹ thuật số cho chúng tôi. Cụ thể trong năm 2014 này sẽ có hàng chục diễn viên, kỹ thuật viên của NHTT sẽ được sang Nhật để tu nghiệp trong thời gian 4 tháng nhằm nâng cao kiến thức và cách thức quản lý điều hành trang thiết bị cho Nhà hát.


Ngoài ra một gói tài trợ trị giá 100.000 USD nhằm trang thiết bị kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật số  cũng sẽ sớm đến với Nhà hát Tuổi trẻ, tạo điều kiện cho chúng tôi được áp dụng những điều mắt thấy, tai nghe tại Nhật Bản, mang lại cơ hội thưởng thức chất lượng và hoàn hảo hơn cho công chúng của Việt Nam.


Cá nhân tôi và tất cả các thành viên trong đoàn đều coi chuyến Đi để Học vừa qua tại xứ sở hoa anh đào là một kỷ niệm, một dấu ấn đẹp  và đó cũng chính là nhịp cầu hữu nghị kết nối nghệ sĩ hai nước, nhân dân hai nước để chúng ta cùng vươn tới tầm cao mới trong tương lai.


Vâng, xin chúc mừng Nhà Hát Tuổi Trẻ và cảm ơn Giám đốc Trương Nhuận về cuộc trò chuyện này.



Xem thêm chủ đề:tao cuoi don xuan, giao su cu trong xoay, chi trung, ngoi sao, bao ngoi sao, dien vien, phim, phim hay, phim hay nhat, phim moi, xem phim




Tin tuc 24h | tin nhanh bong da | the thao | thoi trang, giai tri vn | bao online



Giáo sư Xoay viết Táo cười đón Xuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét